Trầm hương được hình thành từ những vết thương của cây dó bầu. Trải qua những vết thương do sâu kiến đục , thiên tai bão lũ tác động , cây dó tự mình sản sinh ra những dòng nhựa thơm quý giá len lỏi vào từng thớ gỗ để chữa lành những vết thương ấy. Những phần gỗ ấy người ta gọi là Trầm hương.
Mùi thơm của trầm hương thanh tao, thoát tục. Mùi thơm ấy khiến người ta thanh thản. Những nỗi đau, sự phiền muộn cũng bị mùi trầm hương làm cho tan biến. Tâm trí dần trở nên tỉnh táo, sáng suốt, an nhiên. Trong Thiền định, mùi thơm của trầm hương làm khai mở các luân xa. Vị của trầm hương cũng có đủ chua, cay, mặn, ngọt tựa như vị cuộc đời đủ hỉ, nộ, ái, ố .
Nghe câu chuyện về cuộc đời của trầm hương, người ta thấy phảng phất câu chuyện cuộc đời của những người tu hành đắc đạo đã thấy được “Niết Bàn”. Những người đã thấm thía những hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời để rồi tự bản thân mình giác ngộ, tự bản thân mình bước chân ra khỏi cảnh rừng mê tối, phiền não. Nguồn năng lượng hạnh phúc từ những con người ấy mênh mông nhưng êm ái, lan tỏa tới mọi người, xoa dịu những phiền muộn, khổ đau trong đời, đưa con người về trạng thái an nhiên, tĩnh tại.
Trầm hương, hương thơm tôn quý nhất khi dâng lên Phật . Mùi hương trầm được suy tôn như “mùi hương của Niết-bàn”. Khái niệm Niết-bàn là một danh từ khó có thể giải thích toàn vẹn bằng lời, nhưng hết thảy người xuất gia hoặc phật tử đều hiểu, Niết-bàn là mục tiêu chính yếu của Phật giáo và cũng là mục tiêu cuối cùng của người tu Phật. Chính vì lẽ ấy, khi nói hương trầm là mùi “hương của Niết-bàn” đã cho thấy đây quả là một mùi hương vô cùng tôn quý.
Niết Bàn có 03 đặc điểm là: Thật khó mà tìm thấy và khó mà gặp được; Mùi thơm của Tam học (Giới – Định – Huệ) là mùi thơm tuyệt đối; Là nơi của các bậc Thánh nhân an nghỉ.
Bởi thế, khi dùng trầm hương để dâng lên Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) chính là cách mà người Phật tử thể hiện lòng tôn kính hết mực.
Bên cạnh đó, việc sử dụng trầm hương còn giúp người học Phật luôn cố gắng tu tập theo Giới – Định – Huệ, mà đây lại là pháp môn thực hành tối quan trọng, như lời dặn của Cố lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh: “Người học Phật muốn thoát khởi Ta-bà thì cần tu Giới, Định, Huệ”.Không những vậy , Trầm hương còn được các tôn giáo lớn trên thế giới dùng khi hành lễ. Như kinh Coran viết “hương trầm là tình yêu của Thánh Ala”; Hay trầm hương là mùi của vị thần Krishna – vị thần hiện thân của tình yêu, đại diện cho tri thức của nhân loại trong Ấn Độ giáo.
Trầm hương này cũng được đốt lên trong lễ tang của Chúa Jesus. Người Ai Cập cổ đại gọi trầm hương là kyphi – mùi hương linh thiêng nhất để “dụ dỗ” các vị thần đến với mình. Còn nói theo khía cạnh khoa học, trong trầm có hơn 140 chất chứa dược tính, có tác dụng chữa bệnh. Trong những chất đấy người ta còn tìm thấy chất định hương – một chất thơm rất bền vững, vô cùng lôi cuốn được ví là “hương thơm của Chúa trời”.